Dây chuyền nước tinh khiết đóng chai
Cần những giấy tờ gì để sản xuất nước đóng bình?
Kinh doanh nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai (bao gồm nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết) nói riêng là một ngành siêu lợi nhuận. Hàng năm ngành kinh doanh này thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư mới. Ngay cả những khi kinh tế khó khăn, thực phẩm, nước uống vẫn là ngành đầu tư hấp dẫn nhất (theo Thời báo Kinh tế Saigon).
Ai cũng biết, để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường đầy hấp dẫn này, các nhà đầu tư rất cần những tính toán cẩn trọng về kỹ thuật, công nghệ, và dây chuyền thiết bị.
Tuy nhiên, các bước cụ thể để bắt tay vào thực tế như thế nào thì nhiiều người còn bỡ ngỡ.
Danh mục công việc cần làm
Nhà đầu tư nên in ra giấy và đánh dấu các mục đã thực hiện được:
- Tìm kiếm vị trí mở nhà máy, xưởng sản xuất. Tránh xa các điểm nhậy cảm như nghĩa trang, kho xăng dâu, kho/ nhà máy hóa chất, trại chăn nuôi, khu vực xử lý chất thải …
- Đăng ký doanh nghiệp nếu chưa có hoặc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh nước uống, nước giải khát đóng chai.
- Tìm kiếm nguồn nước tốt, khoan giếng nếu cần và kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước.
- Xây dựng tháp nước và hệ thống đường ống cấp nước.
- Chuẩn bị nguồn điện phù hợp với thiết bị.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn nước.
- Mua thiết bị lọc chất lượng tốt nhất trong phạm vi khả năng tài chính.
- Đầu tư dây chuyền đóng chai tự động nếu sản xuất qui mô vừa và lớn.
- Chuẩn bị nguồn vật tư tiêu hao như vỏ chai, vỏ bình, màng co, nhãn mác …
- Thiết kế logo và nhãn hiệu.
- Lập kế hoạch về nhân sự, tuyển dụng và đào tạo.
- Chuẩn bị phương tiện chuyên chở sảm phẩm.
- Chuẩn bị nguồn tài chính đủ để vận hành nhà máy trong ít nhất 6 tháng đâu, khi chưa thực sự có doanh thu.
- Đầu tư máy phát điện dự phòng (tùy nơi)
- Mặt bằng: 60 - 100m2 trở lên, giá tùy theo khu vực
- Đăng ký kinh doanh: 3 – 5 triệu.
- Khoan giếng: từ 15 triệu
- Bồn chứa: 10 – 15 triệu
- Dây chuyền lọc nước: 60 – 200 triệu
- Dây chuyền đóng bình – đóng chai: 50 – 500 triệu tùy mức độ tự động hóa
- Chi phí vỏ bình, vỏ chai: 30 – 50 triệu.
- Chi phí thiết kế nhãn mác, màng co (lần đầu): 10 – 20 triệu
- Nhân viên vận hành hệ thống: 01 người
- Nhân viên giao hàng: 01 người
- Nhân viên đóng gói: 01 người
- Quản lý: 01 người
Chi phí mở nhà máy sản xuất nước đóng chai (quy mô nhỏ)
Nhân sự (tùy địa phương):
Chi phí sản xuất: chủ yếu bao gồm nhân công, điện, nước, nhãn, màng co
Tổng giá thành xuất xưởng mỗi bình 20 lít: 4.000 – 7.000 đồng
Tổng giá thành xuất xưởng mỗi chai 500ml: 1.200 Đồng.
Ví dụ thực tiễn:
Một cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, bán tự động từ tháng thứ 6 bắt đầu đạt 70% công xuất thiết kế. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ 300 bình nước loại 20 lít, giá bán buôn 12.000Đ/ bình.
Doanh thu mỗi tháng: 300 bình x 12.000đ x 25 ngày = 90.000.000Đ
Sau khi trừ chi phí sản xuất, có người đạt lợi nhuận tới 60 triệu đồng, có người chỉ đạt được 20 triệu đồng. (Chắc sẽ có người hỏi về mức chênh lệch này).
Những rủi ro cần tránh:
- Chọn lựa công nghệ không phù hợp với nguồn nước.
- Sử dụng công nghệ lạc hậu (còn gọi là công nghệ rác)
- Đầu tư thiết bị rẻ tiền, kém chất lượng, thường xuyên phải tạm ngừng sản xuất để bảo trì.
- Hệ thống hoạt động không ổn định, chất lượng nước thành phẩm không đảm bảo.
- Cạnh tranh bằng giá thành thấp, không chú trọng vào duy trì chất lượng.
- liên hệ công ty TNHH LỌC NƯỚC TH VIỆT NAM để được tư vấn tốt nhất.